Bước 1: Lấy tổ yến rửa sạch cát và bụi bẩn dưới vòi sen nước bằng bàn chải đánh răng (Phía dưới có hứng cái rây để không bị trôi yến). Các lông măng và những cặn bẩn sẽ lọt qua rây. Lưu ý phía dưới rây nên đặt thêm thau nhỏ để tránh sợi yến nhỏ lọt ra ngoài rây. Tuyệt đối không ngâm rửa yến bằng nước ấm hoặc nóng.
Bước 2: Sau khi rửa sơ tổ yến, bạn ngâm yến trong bát trong khoảng 1-2 giờ. Sau đó tách riêng phần lưng yến và bụng yến. Phần lưng yến này ít lông, để riêng ra đĩa trắng, sẽ dễ nhặt lông hơn.
Bước 3: Để ráo nước, dùng nhíp chuyên dụng nhặt từng sợi lông chim ra. Mỗi lần nhặt được 1 lông thì bạn lại nhún nhíp vào bát nước đã chuẩn bị sẵn. Lông sẽ rơi ra bát, không còn dính vào nhíp nữa. Làm như vậy cho đến khi sạch lông chim.
Bước 4: Sau những bước trên, tổ yến đã tương đối sạch, bạn cho yến vào rây, thả vào thau nước sạch, lắc nhẹ để những lông con và tạp chất không còn dính vào yến. Sau khi nhặt sạch lông bạn sẽ được yến tươi dùng ngay. Nếu không dùng hết bạn có thể cho yến tươi vào túi zip đóng kín miệng. Để được trong ngăn mát được 1 tuần, và ngăn đá được 1 tháng.
Lưu ý: Khi ngâm yến hay chưng yến nên dùng nước uống đóng chai hoặc nước tinh khuyết đã qua xử lý. Trách dùng nước máy vì có hàm lượng Clo cao sẽ giảm chất lượng yến.
CÁCH CHẾ BIẾN YẾN TƯƠI
Nguyên liệu có thể chưng cùng yến sào:
Có thể chưng nguyên chất với đường phèn hoặc thêm phụ gia như:
+ Hạt sen: hầm mềm trước, rồi mới cho vào chưng cùng yến.
+ Táo đỏ: luộc sơ rồi cho vào chưng cùng yến.
+ Hạt Chia, Đông trùng hạ thảo khô: để cùng yến ngay từ đầu.